Làm việc quá miệt mài không chỉ khiến chúng ta bị căng thẳng mà còn giảm hiệu quả công việc. Vậy thì làm thế nào để phá vỡ vòng tròn công việc – stress – công việc – stress và trở lại với cuộc sống riêng tư sau khi tan sở? Dưới đây là 10 quy tắc giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Quy tắc đầu tiên của việc cân bằng giữa công việc, gia đình và lối sống là phải thực tế về những nhu cầu và mục tiêu của bạn. Tốt hơn là biết rằng mình không thể đảm nhận công việc làm thêm trước khi thảo luận với sếp về công việc đó, hơn là làm được nửa chừng mới nhận ra mình không thể tiếp tục.
Đúng như câu châm ngôn “Kiến thức là sức mạnh”. Có rất nhiều thông tin về việc sắp xếp để có thể làm việc linh hoạt đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, trong đó có những luật lệ và chính sách nơi làm việc. Vì vậy hãy tận dụng những luật lệ và chính sách này và đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì mình có quyền làm.
Dù cho đó là việc bạn thỏa thuận với cấp trên về việc sắp xếp để bạn có thể làm việc linh hoạt, hay là xin hỗ trợ nuôi con nhỏ, xin nghỉ phép chăm con, việc bạn có đạt được những thỏa thuận này hay không lại phụ thuộc vào sếp của bạn. Bạn cần hướng tới một kết quả mà cả bạn và sếp đều thắng bằng cách dự đoán được những mối quan tâm của sếp, định ra những nhu cầu của bạn, nêu bật những lợi ích của công việc, đồng thời kiểm tra lại những cảm xúc của bạn.
Một cách dễ dàng để quản lý thời gian là ghi lại những việc phải làm, lên danh sách những việc cần ưu tiên và soạn kế hoạch hành động. Bằng cách này, nếu bạn thấy mình không có đủ thời gian trong một ngày, bạn có thể kiểm soát thời gian bằng cách xem mình đã sử dụng thời gian thế nào. Lên kế hoạch chính là mấu chốt để bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Để tạo được mối cân bằng trong cuộc sống, cần học cách nói “không” với những yêu cầu vô lý và rời công sở đúng giờ mà không cảm thấy có lỗi. Nói “không” một cách lễ phép không chỉ hiệu quả mà còn khiến bạn cảm thấy dễ chịu nữa.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là vấn đề, không có gì tệ hơn là cảm giác căng thẳng và bị chìm ngập khi bạn cố gắng tự mình làm mọi thứ. Hãy thả lỏng và học cách ủy thác công việc để giúp bạn làm việc mau lẹ hơn mà lại đỡ vất vả hơn và có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo. Hãy thực hiện từng bước nhỏ bằng cách mỗi lần giao một việc cho người mà bạn có thể tin tưởng.
Để tạo ra sự cân bằng công việc – cuộc sống tốt hơn, đừng bỏ qua sự tiện lợi của công nghệ. Ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ của mình trên mạng Internet, nhờ đó nhiều việc tốn thời gian được giải quyết chỉ sau vài cú click chuột. Hiện nay, bạn có thể giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn và mua sắm trên mạng, như vậy bạn có thể giảm được stress, đồng thời lại tiết kiệm được những khoảng thời gian quý giá.
Liên tục bị stress có thể dẫn tới sự kiệt quệ. Để hạn chế tác động của stress đến sức khỏe, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Thư giãn cũng là một cách đẩy lui stress hiệu quả, vì vậy hãy dành thời gian mỗi ngày cho thói quen yêu thích của bạn.
Để thúc đẩy bản thân, điều quan trọng là tập trung vào những kết quả tích cực càng nhiều càng tốt. Hành động là kẻ thù tự nhiên của sự trì hoãn, vì vậy hãy cân nhắc việc dành thêm thời gian để bạn có thể ở bên gia đình. Những giây phút sum họp đầm ấm này sẽ là động lực để bạn đạt được hiệu quả cao nhất mỗi ngày.
Đừng để công việc tràn ngập cuộc sống cá nhân của bạn. Hãy dành cuộc sống riêng của mình cho thời gian sum họp bên gia đình và đảm bảo rằng bạn tạo ra một ranh giới rõ ràng cho công việc và cho những việc riêng tư. Hãy sắp xếp để đều đặn có những khoảng thời gian hoàn toàn ngưng tiếp xúc với laptop, email và điện thoại di động, thành công của cân bằng giữa công việc và cuộc sống làm sao đó để khi bạn rời văn phòng cũng là khi bạn sẵn sàng trở về bên gia đình.
Quy tắc #1. Xác định điều gì là quan trọng
Quy tắc đầu tiên của việc cân bằng giữa công việc, gia đình và lối sống là phải thực tế về những nhu cầu và mục tiêu của bạn. Tốt hơn là biết rằng mình không thể đảm nhận công việc làm thêm trước khi thảo luận với sếp về công việc đó, hơn là làm được nửa chừng mới nhận ra mình không thể tiếp tục.
Quy tắc #2. Biết những giới hạn của mình
Đúng như câu châm ngôn “Kiến thức là sức mạnh”. Có rất nhiều thông tin về việc sắp xếp để có thể làm việc linh hoạt đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, trong đó có những luật lệ và chính sách nơi làm việc. Vì vậy hãy tận dụng những luật lệ và chính sách này và đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì mình có quyền làm.
Quy tắc #3. Biết cách thương lượng với sếp
Dù cho đó là việc bạn thỏa thuận với cấp trên về việc sắp xếp để bạn có thể làm việc linh hoạt, hay là xin hỗ trợ nuôi con nhỏ, xin nghỉ phép chăm con, việc bạn có đạt được những thỏa thuận này hay không lại phụ thuộc vào sếp của bạn. Bạn cần hướng tới một kết quả mà cả bạn và sếp đều thắng bằng cách dự đoán được những mối quan tâm của sếp, định ra những nhu cầu của bạn, nêu bật những lợi ích của công việc, đồng thời kiểm tra lại những cảm xúc của bạn.
Quy tắc #4. Lên kế hoạch
Một cách dễ dàng để quản lý thời gian là ghi lại những việc phải làm, lên danh sách những việc cần ưu tiên và soạn kế hoạch hành động. Bằng cách này, nếu bạn thấy mình không có đủ thời gian trong một ngày, bạn có thể kiểm soát thời gian bằng cách xem mình đã sử dụng thời gian thế nào. Lên kế hoạch chính là mấu chốt để bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Quy tắc #5. Học cách nói “không”
Để tạo được mối cân bằng trong cuộc sống, cần học cách nói “không” với những yêu cầu vô lý và rời công sở đúng giờ mà không cảm thấy có lỗi. Nói “không” một cách lễ phép không chỉ hiệu quả mà còn khiến bạn cảm thấy dễ chịu nữa.
Quy tắc #6. Đề nghị được giúp đỡ
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là vấn đề, không có gì tệ hơn là cảm giác căng thẳng và bị chìm ngập khi bạn cố gắng tự mình làm mọi thứ. Hãy thả lỏng và học cách ủy thác công việc để giúp bạn làm việc mau lẹ hơn mà lại đỡ vất vả hơn và có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo. Hãy thực hiện từng bước nhỏ bằng cách mỗi lần giao một việc cho người mà bạn có thể tin tưởng.
Quy tắc #7. Thông thạo Internet
Để tạo ra sự cân bằng công việc – cuộc sống tốt hơn, đừng bỏ qua sự tiện lợi của công nghệ. Ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ của mình trên mạng Internet, nhờ đó nhiều việc tốn thời gian được giải quyết chỉ sau vài cú click chuột. Hiện nay, bạn có thể giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn và mua sắm trên mạng, như vậy bạn có thể giảm được stress, đồng thời lại tiết kiệm được những khoảng thời gian quý giá.
Quy tắc #8. Chú ý đến sức khỏe
Liên tục bị stress có thể dẫn tới sự kiệt quệ. Để hạn chế tác động của stress đến sức khỏe, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Thư giãn cũng là một cách đẩy lui stress hiệu quả, vì vậy hãy dành thời gian mỗi ngày cho thói quen yêu thích của bạn.
Quy tắc #9. Tập trung vào kết quả cuối cùng
Để thúc đẩy bản thân, điều quan trọng là tập trung vào những kết quả tích cực càng nhiều càng tốt. Hành động là kẻ thù tự nhiên của sự trì hoãn, vì vậy hãy cân nhắc việc dành thêm thời gian để bạn có thể ở bên gia đình. Những giây phút sum họp đầm ấm này sẽ là động lực để bạn đạt được hiệu quả cao nhất mỗi ngày.
Quy tắc #10. Dành thời gian cho bản thân
Đừng để công việc tràn ngập cuộc sống cá nhân của bạn. Hãy dành cuộc sống riêng của mình cho thời gian sum họp bên gia đình và đảm bảo rằng bạn tạo ra một ranh giới rõ ràng cho công việc và cho những việc riêng tư. Hãy sắp xếp để đều đặn có những khoảng thời gian hoàn toàn ngưng tiếp xúc với laptop, email và điện thoại di động, thành công của cân bằng giữa công việc và cuộc sống làm sao đó để khi bạn rời văn phòng cũng là khi bạn sẵn sàng trở về bên gia đình.